Dạo gần đây, siêu thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn thường xuyên nhận được các câu hỏi với nội dung tương tự nhau cùng một vấn đề về việc quần áo càng giặt máy lại càng bẩn. Để giải đáp mọi thắc mắc của bạn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục nó nhé!
Nguyên nhân quần áo càng giặt máy càng bẩn
Túi lọc xơ vải hư hoặc bẩn
Mỗi máy giặt cửa trên đều có một túi vải dùng đề lọc các bông hoặc xơ vải của quần áo khi giặt, nó có tác dụng không cho các bông và sợi vải này theo nguồn nước lọt vào các ống dẫn gây tắc nghẽn, mặc khác còn lọc sạch các cặn bẩn không để chúng bám lại vào quần áo đã được giặt sạch. Chiếc túi này được ví như một chiếc túi lọc rác gho máy giặt, nếu túi lọc này bị hư hoặc bẩn, cặn bẩn và xơ vải dư sẽ không được lọc sạch, bám vào quần áo vừa được làm sạch của bạn khiến chúng dơ bẩn hơn.
Túi lọc bị hư hoặc bẩn, cặn bẩn và xơ vải dư sẽ không được lọc sạch, bám vào quần áo.
Lồng máy giặt không vệ sinh định kỳ
Sau một thời gian dài sử dụng, lồng máy giặt sẽ là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất do bụi bẩn từ quần áo trôi theo dòng nước xả và đi ra ngoài sẽ vẫn sót lại và bám vào lồng máy. Vào lần giặt kế tiếp đó, những bụi bẩn này sẽ lại hòa chung với nguồn nước và bám ngược vào quần áo, quần áo bẩn của bạn không những không được giặt sạch sẽ mà còn có nguy cơ bẩn hơn trước.
Lồng máy giặt bẩn là nguyên nhân quần áo càng giặt máy càng bẩn.
Bỏ quên giấy và hóa đơn trong túi quần áo
Thói quen nhét giấy và hóa đơn trong túi quần áo rồi quên mất và đem đi giặt gặp ở khá nhiều người. Lồng máy giặt với tốc độ quay siêu tốc sẽ nghiền nát toàn bộ những mẩu giấy đã bị thấm nước thành nhiều mảnh. Hậu quả của những lần quên đó là lồng giặt bám đầy giấy vụn và hiển nhiên những chiếc áo, chiếc quần cũng dính đầy giấy. Nhìn thấy những chiếc áo vải dạ, vải tối màu bám đầy bột giấy khiến nhiều bạn phải “khóc không thành tiếng”.
Một số cách khắc phục đơn giản
Nếu túi lọc xơ vải của bạn đã bị bẩn thì nên tháo ra giặt sạch bằng tay, trường hợp nếu đã nó đã bị hư hỏng và rách thì bạn nên mua mới. Chi phí mua mới một chiếc túi lọc xơ vải không nhiều, tầm khoảng chưa đến 100.000đ và được rất nhiều, bạn có thể đến các trung tâm điện máy để hỏi mua hoặc lên google tìm địa chỉ bán.
Bên cạnh đó, định kỳ 2 hoặc 3 tháng/ lần bạn nên vệ sinh lồng máy giặt của mình. Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh lồng máy giặt tại đây. Nếu lồng máy giặt vẫn còn bẩn và có mùi khó chịu dù bạn đã vệ sinh tại nhà, lúc này bạn nên gọi thợ đến làm sạch. Vệ sinh thường xuyên lồng máy không chỉ giúp quần áo được sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây dị ứng da mà còn kéo dài tuổi thọ sử dụng sản phẩm.
Kiểm tra túi quần áo kỹ lưỡng trước khi cho vào máy giặt.
Trường hợp khi quần áo đã bị bám đầy giấy vụn bạn để quên trong túi áo, bạn có thể tự xử lý cách làm sạch tại đây. Tuy nhiên, để không còn tình trạng này diễn ra và tránh làm nghẽn ống dẫn nước do bụi giấy chặn thì trước khi bạn cho quần áo vào giặt, bạn nên kiểm tra tất cả các túi quần áo xem có còn bỏ sót giấy tờ hoặc hóa đơn nào hay không.