Hầu hết chị/em nội trợ có thói quen cất ngay thực phẩm vừa mua về vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần. Với cách làm này bạn có thể tiết kiệm thời gian để làm những công việc khác. Tuy nhiên, việc cho ngay lập tức thực phẩm mới mua vào tủ lạnh sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả gia đình. Bài viết dưới đây của Điện Máy Chợ Lớn sẽ hướng dẫn bạn những việc cần phải làm ngay trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh.
Sơ chế thực phẩm ngay lập tức sau khi mua về
Thực phẩm chưa làm sạch và những túi đựng thực phẩm sống ở chợ hay siêu thị chứa nhiều vi khuẩn bên ngoài. Do đó khi bạn cất trữ những thực phẩm này trực tiếp vào tủ lạnh khiến vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác. Thêm vào đó, việc không sơ chế ngay khiến thịt, cá… sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, có mùi ôi, chảy nhớt và hỏng. Nếu bạn vẫn cố chấp ăn những thực phẩm này vào thì sẽ gây hại sức khỏe. Vì thế, khi mang chúng về, cần sơ chế ngay rồi mới cho vào tủ lạnh.
Nên rửa thịt tươi trước khi đông đá
– Đối với các loại thịt cá, tôm, mực, xương, sườn… cần rửa thật sạch, nhiều lần dưới vòi nước. Sau đó dùng khăn giấy thấm khô cho vào hộp đựng đậy kín hoặc túi chuyên đựng thực phẩm buộc chặt lại, rồi đem đi cất vào tủ lạnh trữ đông.
– Còn với các loại rau quả, trước khi cho thực phẩm vào tủ lạnh, cần sơ chế qua nhưng không rửa chúng. Bởi rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh sẽ làm chúng nhanh úng, thối. Bạn chỉ cần cắt bỏ bớt phần lá già, hỏng rồi cho vào túi đựng và buộc kỹ lại sau đó đặt trong tủ lạnh để bảo quản. Nếu bạn muốn rửa rau củ quản thì sau khi rửa xong, vẩy thật khô hoặc dùng khăn giấy thấm khô trước khi bỏ vào túi đem đi bảo quản.
Tập thói quen phân loại đồ chín, đồ sống, rau xanh, hoa quả… trước khi cho vào tủ lạnh
Phân loại thực phẩm
Để tránh thực phẩm bị lây mùi hoặc nhiễm vi khuẩn từ nhau, bạn cần tập thói quen phân loại và sắp xếp chúng một cách khoa học, ngăn nắp. Những thực phẩm mới đặt trong cùng, đồ cũ để ra phía trước để dùng trước khi chúng hết hạn. Thịt, cá bọc kín đặt ngăn riêng, tránh lây mùi nhau và tuyệt đối không để chung thịt cá tươi sống với thực phẩm đã nấu chín.
Ngoài ra, các loại hoa quả nặng mùi như mít, sầu riêng… thì phải đậy thật kín trong hộp để tránh bay mùi ra ngoài, ám mùi sang các loại thực phẩm khác và khiến tủ lạnh có mùi hôi khó chịu.
Dán nhãn hạn sử dụng thực phẩm
Quá nhiều thực phẩm cũ và mới trong tủ lạnh, khiến bạn bối rối không phân biệt được thực phẩm nào gần hết hạn sử dụng cần lấy ra dùng trước. Cách giải quyết rắc rối này đơn nhất là bạn hãy dán nhãn – ghi chú ngày cho vào tủ để không nhầm lẫn thịt mới thành cũ. Như vậy, bạn mới có thể tránh trường hợp bỏ sót, các thực phẩm cũ để quá lâu không ăn được nữa, gây lãng phí không đáng có.
Cho thực phẩm vào hộp đậy kín và ghi ngày hết hạn trước khi cho vào trong tủ lạnh
Dùng giấy bạc bọc thực phẩm
Giấy bạc có tác dụng ngăn hơi lạnh trực tiếp vào thực phẩm gây héo úa rau củ hay mất chất dinh dưỡng từ thịt, cá. Bạn nên gói thực phẩm kỹ bằng giấy bạc rồi cho vào ngăn đá hoặc dùng hộp nhựa, hộp thủy tinh, túi đựng chuyện dụng. Không nên dùng hộp xốp hoặc túi nilon bình thường bởi chúng có chứa những thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe con người.
Cân bằng nhiệt độ và điều chỉnh độ ẩm phù hợp với lượng thực phẩm
Tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp
Thông thường, tủ lạnh sẽ khiến các loại rau củ quả mất nước dẫn đến tình trạng nhanh bị héo úa và hư thối. Việc điều chỉnh nhiệt độ vô cùng quan trọng, ảnh hượng trực tiếp đến thời gian bảo quản cũng như chất lượng của thực phẩm. Bạn tùy chỉnh nhiệt độ dựa vào nhu cầu sử dụng và nhiệt độ lý tưởng cho ngăn mát tủ lạnh là 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Đồng thời, bạn cũng nên dùng 1 – 2 tờ khăn giấy, đặt vào mặt trong của túi để hút bớt chất ẩm, tránh nước rơi ngược lại làm rau úng.
Hy vọng bài viết này của Điện Máy Chợ Lớn hữu ích cho bạn trong việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.